Thống nhất Tân_La_Thống_nhất

Sau khi cùng với Tân La tiêu diệt Cao Câu Ly vào năm 668, nhà Đường đã thành lập tại bán đảo Triều Tiên một chính quyền cai trị, gọi là An Đông đô hộ phủ, chia thành nhiều châu, quận. Như thế, thay vì việc trả lại chính quyền cho người dân Triều Tiên, nhà Đường đã ngang nhiên chiếm đóng Triều Tiên, khiến nhân dân Triều Tiên nổi dậy phản kháng. Tân La cùng với các nhóm nghĩa quân cùng đánh đuổi kẻ xâm lược, đến năm 676, nhà Đường phải rút lui, dời An Đông đô hộ phủ từ Bình Nhưỡng về Liêu Đông. Tân La thống nhất bán đảo Triều Tiên, phía Bắc tới Bình Nhưỡng, xa hơn nữa về phía Bắc là Bột Hải.

Tân La Thống nhất đóng đô ở Khánh Châu (Gyeongju), đã thi hành một số chính sách nhằm khôi phục và phát triển kinh tế sau một thời gian dài chiến tranh và chia cắt.

Kinh tế

Nhà nước thực hiện tập trung toàn bộ ruộng đất vào tay mình, từ đó ban cấp cho quý tộc, công thần và chùa chiền Phật giáo. Tiếp đó, năm 722 nhà nước thi hành chế độ đinh điền chia ruộng đất cho nông dân cày cấy để thu tô, dung, điệu.

Tân La Thống nhất mở rộng quan hệ buôn bán với Trung QuốcNhật Bản, và cũng có quan hệ với một số thương nhân Ả Rập từ Trung Quốc đến buôn bán.

Kết cấu giai cấp trong xã hội chia thành phong kiến và nông dân cày ruộng đất công, ngoài ra còn có tầng lớp "tiện dân".

Văn hoá

Văn hóa Triều Tiên thời kì này đã chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Trung Quốc (chữ Hán, Nho giáo, Phật giáo) đã du nhập vào Triều Tiên từ thời Tam quốc Triều Tiên, chữ Hán cũng là văn tự chính thức của Tân La Thống nhất.